Cung cấp sắt là điều rất cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của trẻ nhỏ,dự phòng sắt theo nhu cầu hàng ngày giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ, tim mạch, cơ xương, miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung với liều lượng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá liều sắt ở trẻ em, nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Trong bài viết này, Royal Care sẽ cùng các bà mẹ đi tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý khi gặp tình trạng quá liều sắt ở trẻ này nhé.
Quá liều sắt ở trẻ em là gì?
Quá liều sắt ở trẻ em là tình trạng trẻ em tiêu thụ một lượng sắt quá lớn và gây ra dư thừa. Trẻ em có thể có dấu hiệu quá liều sắt khi ăn 10-20 mg/kg nguyên tố sắt. Độc tính nghiêm trọng sẽ xảy ra khi ăn phải vượt quá 50 mg/kg. Chúng có thể bắt đầu gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim, phổi và gan.
Nguyên nhân gây quá liều sắt ở trẻ em
- Hiện nay, muối sắt chứa trong rất nhiều chế phẩm chẳng hạn như sắt sulfate có sẵn dưới dạng giọt, siro, thuốc tiêm, viên nang và viên nén. Các bậc phụ huynh có thể đến các tiệm thuốc bất kỳ và mua mà không cần đến toa của bác sĩ. Trường hợp này nguyên nhân gây quá liều sắt ở trẻ em chính là do chủ ý của các bậc phụ huynh, sự tích tụ một lượng lớn lâu ngày có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Các viên thuốc sắt có thể trông giống như những viên kẹo không được đậy trong bình có nắp kín thì khiến trẻ em thích thú và ăn một lượng lớn gây quá liều dẫn đến ngộ độc sắt.
Triệu chứng quá liều sắt ở trẻ em
Các triệu chứng ban đầu thường xuất hiện trong vòng 6 giờ bao gồm:
- Nôn liên tục, nôn ra máu
- Tiêu chảy và mất nước
- Phân bị chuyển sang màu đen và có máu
Sau những triệu chứng ban đầu, các biến chứng nguy hiểm có thể phát triển trong vòng 48 giờ sau khi dùng quá liều sắt ở trẻ em, chẳng hạn như:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Sốt
- Co giật
- Tim yếu và đập nhanh
- Môi, móng tay và lòng bàn tay xanh, tím tái
- Vàng da (do gan bị tổn thương)
Khi gặp những triệu chứng này các bậc cha mẹ phải bình tĩnh và biết cách xử lý tình trạng quá liều sắt ở trẻ em nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng và dẫn đến tử vong.
Cách xử lý khi gặp tình trạng quá liều sắt ở trẻ em
Nếu các bậc cha mẹ phát hiện ra hoặc nghi ngờ con mình có dấu hiệu của tình trạng quá liều sắt thì hãy bình tĩnh và làm những bước sau:
- Gọi cho bác sĩ, trung tâm kiểm soát chất độc tại địa phương hoặc đến trực tiếp khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất
- Đừng ép trẻ nôn bằng tay hoặc bằng xi-rô ipecac vì như vậy sẽ khiến cho việc chẩn đoán liệu trẻ có bị quá liều sắt hay không và điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn
- Mang theo lọ thuốc mà bạn nghi ngờ trẻ đã nuốt đến phòng cấp cứu, bệnh viện
- Khi đến bệnh viện, cần cung cấp cho nhân viên y tế, bác sĩ những thông tin sau:
- Độ tuổi của trẻ, cân nặng và
- Các triệu chứng, cũng như các tình trạng sức khỏe khác mà trẻ đang mắc phải.
- Tên của sản phẩm sắt, các thành phần và tác dụng, số lượng và thời gian mà trẻ đã uống.
Điều trị quá liều sắt như thế nào?
Sau khi tiến hành chẩn đoán và xét nghiệm cho thấy trong cơ thể trẻ đang có một lượng lớn sắt thì bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp điều trị như sau:
- Giữ cho trẻ không bị khó thở bằng cách đặt ống thở và máy thông khí
- Tiến hành rửa dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi được thực hiện trong vòng một giờ sau khi trẻ uống phải sắt.
- Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ đã nuốt các loại thuốc khác, có thể sử dụng than hoạt tính. Than hoạt tính không liên kết với sắt, nhưng nó có ích trong việc hấp thụ các loại thuốc khác.
- Trong trường hợp trẻ bị nhiễm độc nặng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc có chứa deferoxamine mesylate (Desferal). Chất này sẽ liên kết với sắt trong máu và bài tiết qua nước tiểu. Deferoxamine có thể được dùng bằng cách tiêm, truyền qua tĩnh mạch hoặc uống. Nhưng đường tiêm, truyền tĩnh mạch được ưu tiên để điều chỉnh liều dễ dàng hơn. Tác dụng phụ khi điều trị bằng phương pháp này là thay đổi nước tiểu thành màu đỏ cam, huyết áp thấp. Thông thường trẻ em cần không quá 24 giờ trị liệu.
Ngăn ngừa quá liều sắt ở trẻ em như thế nào?
- Khi trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ, bạn nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt như: hàu, thịt bò, thịt gà, hải sản, gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau lá xanh như rau bó xôi, bông cải xanh… hoặc các thực phẩm chức năng nhưng cần tuân thủ liều khuyến cáo trên nhãn.
- Thiếu sắt ở mức độ vừa và nặng mới cần bổ sung sắt ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên phải lưu ý những điều sau:
- Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, bác sĩ trước khi bổ sung sắt hoặc bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung nào chứa sắt, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
- Tuân thủ theo các hướng dẫn trên nhãn mác cảnh báo khi sử dụng thuốc.
- Để tất cả các loại thuốc ngoài tầm với của trẻ. Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên đậy nắp bình thật chặt và cất vào tủ thuốc y tế rồi khóa lại.
Các bậc cha mẹ cũng nên giáo dục cho trẻ về sự nguy hiểm của việc tự ý nuốt viên thuốc lạ. Hãy dạy trẻ mỗi khi muốn ăn bất cứ thứ gì để phải hỏi ý kiến của bạn.
Tóm lại
Tóm lại, tình trạng quá liều sắt ở trẻ em là vấn đề nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng, các bậc cha mẹ phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để không mắc phải sai lầm dẫn đến hậu quả khôn lường. Qua bài viết này, Royalcare hi vọng rằng các bậc phụ huynh cũng đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích để giúp cho sự phát triển và khôn lớn của con thêm khỏe mạnh.
———————————————————
VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688
Website: www.royalcare.net.vn